Mở một doanh nghiệp lớn hay nhỏ thời nay không đơn giản. Không phải có tiền là mở được một cơ sở kinh doanh như một số người thiển cận đã nghĩ. Cũng không phải có kinh nghiệm chuyên môn, có bằng cấp cao là mở ngay một doanh nghiệp kinh doanh phát đạt.
Mở một doanh nghiệp, thường người ta nghĩ ngay yếu tố quan trong hàng đầu là vốn liếng, là tiền mặt dùng làm vốn đầu tư luân chuyển hay cố định. Người ta còn nghĩ ngay đến một mặt bằng, nghĩa là nơi dựng nên trụ sở kinh doanh. Đây là điều kiện tất yếu thông thường. Nhưng sự thành đạt không ở nơi đó.
Có rất nhiều người tay trắng, ít học mà thành công lớn trong thực tế, thế nhưng có lắm kẻ vốn liếng cao như núi, tài năng chuyên môn ngập mình mà thát bại thảm não.
Cái cốt lõi trong mưu đồ sự nghiệp kinh doanh đi tới thành đạt là cái vốn liếng tinh thần: vẫn là sự khôn khéo. Ngoài ra, còn có những bí quyết riêng, một thứ nghệ thuật xây dựng cơ nghiệp.
Những người thành đạt đều có một yếu tố giống nhau là biết mưu tính đúng cách, hành động đúng lúc và đặt để người và vật đúng chỗ. Sự tinh khéo của những hành vi này được coi là nghệ thuật bởi yếu tố giúp thành công thường trừu tượng, không cụ thể. Nó biến chuyển tùy người và tùy hoàn cảnh mà tăng tiến kết quả.
Tuy nhiên, một yếu tố xác thực mà ngày nay, nhiều người kinh nghiệm thường nói nôm na là: Phải nắm vững “đầu ra”, nghĩa là nắm vững tình hình thị trường tiêu thụ, phải biết yêu cầu tiêu thụ đến mức độ nào và ta có khả năng sản xuất đến đâu. Nếu sản xuất ra mà bán hết là thành công, giúp vốn luân chuyển tăng trưởng, còn sản xuất ra mà bị ế đọng, tắc nghẽn nửa chừng vì bất kỳ lý do nào là hiện tượng thất bại.
Để mưu tính thành đạt, ngày nay, người ta có xu hướng cải thiện các vấn đề sau đây:
1. Tổ chức cơ sở không rườm rà, giản tiện, khoa học mà có hiệu năng.
2. Thích ứng với thị trường đang có yêu cầu đòi hỏi
3. Tập trung vốn liếng, tiền của, vật dụng máy móc, đúng lúc, hợp thời, nhưng không xa xỉ hoang phí, trái lại luôn luôn tiết kiệm chi phí tối đa để giúp giá thành sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn.
4. Cải thiện thuật nhân dung : Luôn tăng tiến phát triển môi trường sinh sống và nghiệp vụ của công nhân, lao động và bảo đảm quyền lợi lâu dài của công nhân là thành phần gắn bó đời sống của mình với tổ chức doanh nghiệp.
5. Phát triển những mối giao lưu thuận hòa, đối nhân xử thế đúng lúc, hợp thời và tương xúng với các khách hàng cùng đồng nghiệp.
6. Luôn bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đặt quyền lợi của khách hàng, công nhân trước quyền lợi của cơ sở doanh nghiệp.
7. Trong nội bộ cơ sở, nếu có nhiều đối tác liên doanh hay nhiều cổ đông hợp danh thì mỗi người trong ban quản trị điều hành phải giữ tròn tín nghĩa với nhau. Phải đặt quyền lợi chung là trên hết, không được thủ lợi vị kỷ. Phải trọng quyền lợi của đối tác liên hợp doanh quan trọng hơn của chính mình, vì nên hiểu rằng nếu không có cuộc hợp doanh , tự bản thân ta khó gây dựng được quy mô lớn.
8. Phải hoàn thành nhiệm vụ theo pháp luật quy định về kinh tế, tài chính, thương mại. Phải công bằng, trí công vô tư, cần kiệm liêm chính và sau đó là nỗ lực làm việc hết mình.
Tất cả những yếu tố này cần phải vạch ra từ đầu để mọi người hợp doanh đều hiểu biết và thực hiện ngay từ khi mới hình thành cơ sở kinh doanh.
Khi tiến hành, phát triển cơ sở, có mấy hiện tượng sau cần phải nghĩ đến để tránh cho cở sở sớm lụi bại:
1. Coi chừng hiện tượng tiêu cực phát sinh.
2. Những dấu hiệu tranh quyền , đoạt lợi, giành thế lực, địa vị lãnh đạo chỉ huy phát sinh nơi những người trong ban giám đốc điều hành.
3. Óc quan liêu và tinh thần độc tôn, độc tài sớm xuất hiện có khả năng đưa cỗ xe tiến hóa, cơ sở sản xuất sa lầy, hay tuột dốc rơi xuống vực thẳm thất bại.
4. Sự rườm rà thủ tục: khi mới hình thành cơ sở doanh nghiệp, người ta hào hứng đóng góp và quyết định mau lẹ bao nhiêu thì sau đó lại nhiêu khê giấy tờ, điều kiện rườm rà thủ tục bấy nhiêu. Hiện tượng này nảy sinh là do sự nghi ngờ lẫn nhau và cũng do chứng tỏ tư cách điều hành quá quan trọng của người lãnh đạo chỉ huy.
Nói tóm lại, khi mở ra một doanh nghiệp, không phải do hoàn toàn nơi vốn liếng tiền của mà người ta cần nên chú trọng tới một phương cách mang tính nghệ thuật tinh khôn. Đó là kinh nghiệm v khéo léo trong vấn đề ứng dụng tâm lý con người. Hiểu tâm lý của nhau, người ta dễ đồng cảm và thực hiện mấu chốt “tâm đồng, ý hợp” để phát triển kinh doanh. Cho nên nghệ thuật mở một doanh nghiệp chính là tinh tế trong ứng dụng tâm lý cộng đồng và tâm lý thị trường, nói gọn là áp dụng tâm lý học vào khai thác doanh nghiệp.
Mở một doanh nghiệp, thường người ta nghĩ ngay yếu tố quan trong hàng đầu là vốn liếng, là tiền mặt dùng làm vốn đầu tư luân chuyển hay cố định. Người ta còn nghĩ ngay đến một mặt bằng, nghĩa là nơi dựng nên trụ sở kinh doanh. Đây là điều kiện tất yếu thông thường. Nhưng sự thành đạt không ở nơi đó.
Có rất nhiều người tay trắng, ít học mà thành công lớn trong thực tế, thế nhưng có lắm kẻ vốn liếng cao như núi, tài năng chuyên môn ngập mình mà thát bại thảm não.
Cái cốt lõi trong mưu đồ sự nghiệp kinh doanh đi tới thành đạt là cái vốn liếng tinh thần: vẫn là sự khôn khéo. Ngoài ra, còn có những bí quyết riêng, một thứ nghệ thuật xây dựng cơ nghiệp.
Những người thành đạt đều có một yếu tố giống nhau là biết mưu tính đúng cách, hành động đúng lúc và đặt để người và vật đúng chỗ. Sự tinh khéo của những hành vi này được coi là nghệ thuật bởi yếu tố giúp thành công thường trừu tượng, không cụ thể. Nó biến chuyển tùy người và tùy hoàn cảnh mà tăng tiến kết quả.
Tuy nhiên, một yếu tố xác thực mà ngày nay, nhiều người kinh nghiệm thường nói nôm na là: Phải nắm vững “đầu ra”, nghĩa là nắm vững tình hình thị trường tiêu thụ, phải biết yêu cầu tiêu thụ đến mức độ nào và ta có khả năng sản xuất đến đâu. Nếu sản xuất ra mà bán hết là thành công, giúp vốn luân chuyển tăng trưởng, còn sản xuất ra mà bị ế đọng, tắc nghẽn nửa chừng vì bất kỳ lý do nào là hiện tượng thất bại.
Để mưu tính thành đạt, ngày nay, người ta có xu hướng cải thiện các vấn đề sau đây:
1. Tổ chức cơ sở không rườm rà, giản tiện, khoa học mà có hiệu năng.
2. Thích ứng với thị trường đang có yêu cầu đòi hỏi
3. Tập trung vốn liếng, tiền của, vật dụng máy móc, đúng lúc, hợp thời, nhưng không xa xỉ hoang phí, trái lại luôn luôn tiết kiệm chi phí tối đa để giúp giá thành sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn.
4. Cải thiện thuật nhân dung : Luôn tăng tiến phát triển môi trường sinh sống và nghiệp vụ của công nhân, lao động và bảo đảm quyền lợi lâu dài của công nhân là thành phần gắn bó đời sống của mình với tổ chức doanh nghiệp.
5. Phát triển những mối giao lưu thuận hòa, đối nhân xử thế đúng lúc, hợp thời và tương xúng với các khách hàng cùng đồng nghiệp.
6. Luôn bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đặt quyền lợi của khách hàng, công nhân trước quyền lợi của cơ sở doanh nghiệp.
7. Trong nội bộ cơ sở, nếu có nhiều đối tác liên doanh hay nhiều cổ đông hợp danh thì mỗi người trong ban quản trị điều hành phải giữ tròn tín nghĩa với nhau. Phải đặt quyền lợi chung là trên hết, không được thủ lợi vị kỷ. Phải trọng quyền lợi của đối tác liên hợp doanh quan trọng hơn của chính mình, vì nên hiểu rằng nếu không có cuộc hợp doanh , tự bản thân ta khó gây dựng được quy mô lớn.
8. Phải hoàn thành nhiệm vụ theo pháp luật quy định về kinh tế, tài chính, thương mại. Phải công bằng, trí công vô tư, cần kiệm liêm chính và sau đó là nỗ lực làm việc hết mình.
Tất cả những yếu tố này cần phải vạch ra từ đầu để mọi người hợp doanh đều hiểu biết và thực hiện ngay từ khi mới hình thành cơ sở kinh doanh.
Khi tiến hành, phát triển cơ sở, có mấy hiện tượng sau cần phải nghĩ đến để tránh cho cở sở sớm lụi bại:
1. Coi chừng hiện tượng tiêu cực phát sinh.
2. Những dấu hiệu tranh quyền , đoạt lợi, giành thế lực, địa vị lãnh đạo chỉ huy phát sinh nơi những người trong ban giám đốc điều hành.
3. Óc quan liêu và tinh thần độc tôn, độc tài sớm xuất hiện có khả năng đưa cỗ xe tiến hóa, cơ sở sản xuất sa lầy, hay tuột dốc rơi xuống vực thẳm thất bại.
4. Sự rườm rà thủ tục: khi mới hình thành cơ sở doanh nghiệp, người ta hào hứng đóng góp và quyết định mau lẹ bao nhiêu thì sau đó lại nhiêu khê giấy tờ, điều kiện rườm rà thủ tục bấy nhiêu. Hiện tượng này nảy sinh là do sự nghi ngờ lẫn nhau và cũng do chứng tỏ tư cách điều hành quá quan trọng của người lãnh đạo chỉ huy.
Nói tóm lại, khi mở ra một doanh nghiệp, không phải do hoàn toàn nơi vốn liếng tiền của mà người ta cần nên chú trọng tới một phương cách mang tính nghệ thuật tinh khôn. Đó là kinh nghiệm v khéo léo trong vấn đề ứng dụng tâm lý con người. Hiểu tâm lý của nhau, người ta dễ đồng cảm và thực hiện mấu chốt “tâm đồng, ý hợp” để phát triển kinh doanh. Cho nên nghệ thuật mở một doanh nghiệp chính là tinh tế trong ứng dụng tâm lý cộng đồng và tâm lý thị trường, nói gọn là áp dụng tâm lý học vào khai thác doanh nghiệp.
0 nhận xét:
Post a Comment