Cài đặt tâm thức giàu có
Không chỉ hy vọng, hãy quyết tâm trở nên giàu có!
Bởi vì “vũ trụ dư dật, bạn có quyền giàu”!
Bạn thân mến!
Con đường đi tới sự Giàu có thực sự rất đẹp…
Bạn đang ở đâu trên con đường đó?
Khát vọng làm giàu, tạo ra nhiều của cải vật chất, đem lại sự thịnh vượng cho bản thân và cho xã hội là khát vọng hàng ngàn đời nay của loài người. Tuy nhiên, từ khát vọng đến thực tế là một hành trình rất dài và không phải ai cũng đi đến đích.
Dân gian Việt Nam có câu: "Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa", chúng ta có thể hiểu ra với nghĩa rộng là con cái thường nối nghiệp của cha mẹ và kinh doanh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy có một thực tế rằng ai cũng muốn nâng cao đời sống vật chất của mình, ai cũng biết "phi thương bất phú", nhưng hầu như chỉ có những người có ông bà, cha mẹ đã từng buôn bán, kinh doanh mới trở thành những doanh nhân.
Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Tại sao con cái lại thường nối nghiệp cha mẹ không? Hay coi đó là một việc hiển nhiên? Xin thưa nó không hiển nhiên chút nào. Nghề nghiệp là một phần không nhỏ cấu thành chính con người và cuộc sống của chúng ta, bố mẹ chúng ta có thể không đem công việc về nhà, nhưng con người, cách ứng xử của họ với thế giới bên ngoài và cả những vấn đề nội tâm bên trong bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chính công việc mà họ đang làm. Vô tình họ đã nuôi dạy con cái họ trong một môi trường phản ánh nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi. Khi trưởng thành, đối mặt với việc chọn nghề nghiệp, theo bản năng con người sẽ chọn việc gần gũi với mình nhất và việc họ chọn lại nghề của bố mẹ họ cũng là điều rất dễ hiểu. Và thực tế cho thấy, xác xuất thành công của những doanh nhân có bố mẹ làm kinh doanh cao hơn những người khác rất nhiều.
Thêm một câu hỏi nữa, thời xưa quy luật này gần như đúng 100%, con bác nông dân sẽ trở thành nông dân, con ông thầy đồ lại làm thầy đồ, con ông lang bốc thuốc lại trở thành ông lang bốc thuốc... nhưng tại sao ngày nay xác xuất này giảm đi rất nhiều. Câu trả lời cũng rất đơn giản, xã hội ngày càng mở, con người có thể tiếp cận các nguồn thông tin dễ dàng hơn và đặt biệt rất nhiều nghề nghiệp đã được con người đúc kết lại thành giáo trình và giảng dạy trong các trường học nghề, trường đại học. Vậy là một nghề nghiệp nào đó không còn là đặc thù của một ai đó, một dòng họ nào đó nữa mà nó trở thành kiến thức chung của toàn nhân loại.
Câu hỏi tiếp theo, tại sao những ngành như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư chuyên ngành,... đều đã có trường dạy từ rất lâu, nhưng các trường dạy làm giàu thì xuất hiện rất muộn và hiện mới phát triển ở các nước phương Tây. Phải chăng học làm giàu khó hơn các ngành khác? Câu trả lời là học làm giàu không khó, thậm chí dễ hơn học làm bác sĩ, kỹ sư... nhưng làm giàu là một ngành tổng hợp rất nhiều loại kiến thức khác nhau, nó là một dạng khoa học về con người, nên khó đúc kết. Khoa học học làm giàu phải chờ đến khi các ngành học liên quan phát triển đến một mức độ nào đó mới đủ chín để hình thành. Hơn nữa, mặc dù kiến thức học làm giàu không khó, điểm khó nằm ở chỗ vận dụng và vượt qua những rào cản tâm lý để thực hiện những điều học được như thế nào, nên ngành giáo dục cũng phải có những bước đột phá đưa ra những phương pháp giáo dục hoàn toàn mới. Ngoài ra, còn một yếu tố nữa đã làm cho ngành học làm giàu chậm phát triển, có lẽ do vật chất có sức hấp dẫn quá lớn, nên những người nắm được quy luật kiếm tiền thường không muốn chia sẻ rộng rãi.
Quay trở lại vấn đề tại sao xác xuất thành công của những doanh nhân có bố mẹ làm kinh doanh lại cao hơn những người khác, đơn giản vì họ đã trải qua trường học làm giàu mà giảng viên chính là cha mẹ họ. Rất may mắn cho chúng ta, trên thế giới hiện có rất nhiều tỷ phú như Donald Trump, Anthony Robbins, T. Harv Eker, Robert T. Kiyosaki,… sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm làm giàu của họ và dựa trên các kiến thức đó có rất nhiều các trung tâm dạy làm giàu với phương pháp đào tạo hoàn toàn mới mẻ đã thu hút hàng triệu người tham gia, tìm kiếm và tạo dựng cho mình cuộc sống đẹp hơn, giàu có hơn và ý nghĩa hơn.
Nhưng khoa học làm giàu bao gồm những kiến thức gì? Chúng ta học gì ở môn khoa học làm giàu? Nên bắt đầu học từ đâu? Cách học như thế nào? Kỳ 2 - “Những kiến thức căn bản của khoa học làm giàu” sẽ “bật mí” cho các bạn về điều đó.
Đón xem kỳ 2: Những kiến thức căn bản của khoa học làm giàu
0 nhận xét:
Post a Comment