Con: Bố ơi! Hôm nay thầy bảo con đứng nhất lớp.
Bố: Giỏi! Thầy bảo con học giỏi nhất hả?
Con: Dạ không, thầy bảo con hay ngủ gật nhất, hay bị điểm kém nhất ạ.
Bố: ??!
o O o
Thầy: Nhà em có mấy anh chị em?
Trò: Dạ! Nhà em có 5 anh chị em. Đầu tiên là em, sau đó đến em em, em rồi đến em em em, rồi đến em em em em, cuối cùng là em em em em em ạ!
Thầy: ?!?
Các loại sâu
Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi dậy…
Cô giáo: Tí! Một số lòai sâu có hại như sâu đục than, sâu cuốn lá…sâu gì nữa?
Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!
o O o
Thầy: Tục ngữ có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Các trò về suy nghĩ, phân tích và lấy ví dụ thực hành mai nộp cho thầy.
Thầy: Tèo! Em làm gì vậy?
Tèo: Thưa thầy. Con đang mài cây sắt để kịp ngày mai nộp cho thầy cái kim ạ.
o O o
Áo dài: nhìn ông là tôi đoán tương lai ông sẽ là bậc thầy về sử dụng phao cứu sinh.
Mày râu mặt mày rạng rỡ: Vậy ư!
Áo dài: Ừ thì cứ nhìn ông sử dụng phao trong giờ kiểm tra thì tui đoán ra ngay!
Thi vấn đáp
Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi:
- Các-mác mất năm nào?
- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
- Lê-nin mất năm nào?
- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.
Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:
- Thôi cho nó 3 điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!
- 3 điểm là điểm trung bình theo thang điểm của Nga.
Thưởng
Mày râu và áo dài đi xe máy song song nhau, áo dài nói:
- "Ông" có dám bỏ cả hai tay ra khi đang điều khiển xe không?
- Hả... tui chỉ dám khi đi xe đạp, nhưng nếu tui bỏ cả hai tay ra bây giờ thì "bà" mất gì nào?
- Tui sẳn sàng thưởng cho "ông" một món quà cực kỳ có ý nghĩa.
- Cái gì vậy chứ?
- Một bộ áo quan!
- Trời!
Nay tắm
AD: Bình sao chạy hối hả vậy?
MR: Thì chạy theo Lan nè!
AD: Có chi hông?
MR: Lan nè! Cho Bình "nay tắm" nhe?
AD: Lan không cho Bình tắm đâu mà sao Bình hỏi kỳ vậy?
MR: Không phải vậy.
AD: Vậy chớ là sao?
MR: “Nay tắm" là "nắm tay" đó mà!
AD: Cái gì?...
Logic học
Trong tiết logic học, giáo sư nói sinh viên:
- Ví dụ nhé, nhà em nuôi có con bò nào không?
- Có ạ...
- Vậy theo logic, nhà em có một đồng cỏ, đúng không nào?
- Đúng ạ!
- Vẫn theo logic, em có một căn nhà bên đồng cỏ?
- Ôi, đúng ạ!
- Vì em có ngôi nhà tuyệt thế, chắc là em sẽ có tiền rủng rỉnh đôi chút?
- Dĩ nhiên thưa thầy!
- Và vì thế, theo logic em sẽ có bạn gái?
- Thật tuyệt, chính xác thế...
- Và vì em có bạn gái, suy ra em không phải dân đồng tính luyến ái...! Đó là logic!
Quá thích về môn logic này, chàng sinh viên chạy đi tìm bạn để khoe:
- Này, nhà mày có con bò nào không?
- Không!
- Theo logic... vậy có lẽ là mày bị đồng tính luyến ái!
- ??!
Ai là huấn luyện viên?
Trong một lần tham gia hội thi thể dục thể thao do trường tổ chức. Hai chị em Hà và Nam cùng đạt giải nhất môn chạy cự li 100m nam nữ.
Phóng viên tìm đến phỏng vấn:
- Xin hai em cho biết, ai tập luyện và hướng dẫn cho các em chạy?
- Dạ, hổng có ai tập cho các em hết trơn á!
- Sao các em đều về nhất trong cuộc thi hay quá vậy?
- Dạ... tại vì ngày nào ba em cũng xỉn, mà xỉn vô là ổng rượt cả nhà chạy có cờ. Riết rồi quen nên tụi em chạy nhanh vậy á.
- Nếu má em mà đi thi, má em còn chạy nhanh hơn- đứa em chen vô.
Phóng viên: - ???!
Tại sao sinh viên thi rớt
Một năm chỉ có 365 ngày, nhưng một năm điển hình của sinh viên thì:
1. Trừ những ngày thứ 7 - 52 ngày thứ 7 trong một năm, ai cũng biết là ngày này để sinh viên chúng ta nghỉ ngơi, "khám phá thế giới", vậy là 365 - 52 còn lại 313 ngày.
2. Kỳ nghỉ hè - 50 ngày tiếp theo. Thời tiết nóng, ai mà học được cơ chứ, tắm biển và đi chơi mới là nghỉ hè. Suy ra, còn lại 263 ngày.
3. 8 giờ ngủ nghê mỗi ngày, cộng lại hết thành ra là mất 30 ngày trong năm, nghĩa là còn lại 141 ngày.
4. Mỗi ngày dành 1 giờ cho chơi thể thao, đi chơi, thư giãn (rất tốt cho sức khoẻ), nghĩa là một năm mất 15 ngày, còn lại 126 ngày.
5. 2 giờ trong ngày cho ăn uống và những thú ẩm thực khác (có hơi ít cho các chị em không nhỉ?), vậy một năm là 30 ngày, số ngày còn lại là 96.
6. Mất mỗi ngày thêm 1 giờ cho giao tiếp nói chuyện với mọi người (lại đánh giá thấp chị em rồi đấy), một năm là 15 ngày, số ngày còn lại là 81 ngày.
7. Số ngày dành cho những kỳ thi, kiểm tra mỗi năm: Ít nhất là 35 ngày, số ngày còn lại là 46.
8. Những kỳ nghỉ lễ, lễ hội trong năm (Giáng sinh, Tết, 1-5...) khoảng 40 ngày, nghĩa là còn 6 ngày.
9. 3 ngày cho ủ ê buồn bã trong năm (chưa kể hội những người đang yêu, cả tuần là còn ít), còn 3 ngày.
10. Xem phim truyện, sách báo nhẹ nhàng mỗi ngày vài mươi phút, mất toi một năm hết 2 ngày, còn lại 1 ngày.
11. Ngày còn lại đúng ngay ngày sinh nhật bạn, sao bạn lại có thể học được ngày đấy cơ chứ???
Giờ thì chúng ta đã hiểu tại ra một chân lý: Làm sao sinh viên có thể KHÔNG trượt được cơ chứ!!!
Bộ xương...
Một bộ xương người rời nghĩa địa lang thang ngoài đường thì gặp một bộ xương khác bèn hỏi:
- Cậu chết năm nào vậy?
- Tớ chết đói năm Ất Dậu.
Đang nói chuyện thì có bộ xương nữa đi tới.
- Cậu chết năm nào vậy?
- Tớ chết vì thiên tai.
Ba bộ xương cùng nhau đi tiếp, được một lúc thì gặp bộ xương thứ tư.
- Trời đất! Cậu chết năm nào mà bộ dạng tả tơi vậy?
- Đừng có trù ẻo tôi - “Bộ xương” kia cáu - tôi đang sống sờ ra đấy.
- Vậy cậu làm nghề gì?
- Sinh viên năm cuối, tôi vừa đi gia sư về!
Thương binh Từ Hải
Trong giờ giảng văn ở trường Đại học Tổng hợp, giáo sư hỏi nữ sinh viên A:
- Chị hãy cho nhận xét về nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du?
- Thưa giáo sư. Nữ sinh viên A trả lời
- Từ Hải là một thương binh ạ!
- Sao lại thế? - Giáo sư ngạc nhiên hỏi.
- Dạ thưa... chả là Nguyễn Du viết về Từ Hải: "Một tay gầy dựng cơ đồ..."!
Từ đồng nghĩa
Tiết văn, cô giáo đang ôn tập cho cả lớp về từ đồng nghĩa.
Cô: Các em cho cô biết từ "bàn ủi" còn gọi là gì nào ?
Học sinh: Thưa cô "bàn là" ạ !
Cô: Tốt lắm, chữ "là" cũng có nghĩa là "ủi", chẳng hạn : "Tôi là quần áo" nghĩa là "Tôi ủi quần áo". Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác.
Một học sinh nhanh nhẩu giơ tay và trả lời:
- Thưa cô "Mẹ em là bác sĩ" nghĩa là "Mẹ em ủi bác sĩ".
Cô: ? ! ?
Tội lừa dối
Trong buổi thi về luật hình sự:
- Anh hãy cho biết, thế nào là sự lừa dối?
- Thưa giáo sư, điều đó sẽ xảy ra khi thầy cho tôi rớt.
- Nghĩa là sao? Hãy giải thích cụ thể?
- Theo bộ luật hình sự thì lừa dối là tội của những kẻ chuyên dựa vào việc người khác không biết nhằm gây thiệt hại cho người ta, thưa giáo sư!
Người dũng cảm nhất
Tí đi học về hỏi bố là bộ đội nghỉ phép
Tí: Bố ơi có phải bộ đội là người dũng cảm nhất không?
Bố: đúng rồi con ạ
Tí: Vậy sáng mai đi họp phụ huynh cho con nhé. Chiều nay trên lớp cô gọi con lại bảo: "Người đi họp phụ huynh cho em ngày mai phải là người dũng cảm mới dám nghe sự thật về em đấy"
Bố: ???
Chắc chắn!
Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài.
Cô giáo: Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.
Học sinh: Thưa cô! Cô tin chắc chứ?
Cô giáo: Chắc chắn.
Chẳng nghe thấy gì cả
Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:
- Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
- (Im lặng)
- Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?
- Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
- Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
- Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
- Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
Bao nhiêu cái?
Một sinh viên kiến trúc đi thi vấn đáp. Thầy giáo hỏi tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta vẫn không trả lời được.
Thôi thì dù sao cũng là trò mình, thầy hỏi nốt câu cuối:
- Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?
Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái nào:
- Thưa thầy, có 4 cái!
Thầy lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái bóng đèn và nói:
- Cậu đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi lại nhé!
Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn tịt ngòi trước tất cả các câu hỏi. Thầy đành chiếu cố câu hỏi như cũ:
- Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?
Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả lời ngay:
- Thưa thầy, có 5 cái bóng đèn!
Vị giáo sư lắc đầu:
- Cậu lại đếm sai, hôm nay tôi không mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi!
Sinh viên nọ đáp ngay:
- Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra trong túi quần 1 cái bóng đèn).
Trà trộn vào đám đông
Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau 5 phút. Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến bàn giáo viên và hỏi:
- Thầy có biết em là ai không?
- Dĩ nhiên là không.
- Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên em ư?
- Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải biết em là ai - ông thầy mỉa mai, không thèm nhìn cậu sinh viên.
- Vậy thì xin lỗi thầy nhé! - cậu ta nhanh tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài trên bàn và biến khỏi phòng.
Logic "củ chuối"
Theo phương pháp của giáo viên tiểu học, thường rút ra bài học qua mỗi câu chuyện như: "Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu"; "Không nên tính số gà trước khi trứng nở" hay "Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ".
Trong tiết học đầu năm, cô giáo tiểu học yêu cầu mỗi học sinh kể một chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện ấy.
Andrey là người xung phong kể đầu tiên:
- Ba em là chủ trang trại. Hàng tuần nhà em cho trứng gà vào rổ mang ra chợ bán. Một hôm chúng em bị đụng xe, trứng vỡ sạch. Bài học là: Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ.
Đến lượt Billy:
- Cha em cũng là chủ nông trại, Một lần chúng em đặt 12 quả trứng gà vào máy ấp trứng, nhưng chỉ có 8 quả nở. Bài học là: Không nên tính số gà trước khi trứng nở.
Tức mình vì những bài học sâu sắc bị bạn biến tướng thành chuyện không đâu, Michelle kể:
- Trong chiến tranh, máy bay chở chú của em bị bắn hạ. Ông nhảy dù xuống một hòn đảo xa, trên người chỉ có một chai whisky nhỏ. Bị 12 tên địch vây bắt, ông uống hết nhẵn chai rượu rồi xông tới tiêu diệt cả 12 tên bằng tay không.
Cô giáo sốt ruột:
- Đó là câu chuyện, còn bài học là gì?
- Dạ bài học là: Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu.
Chào cô. Bố em
Một học sinh nghỉ học không có lý do.
Tại sao hôm qua em không đi học, - Cô giáo hỏi.
- Thưa cô... vì em bị ốm ạ.
- Chậm nhất là ngày mai em phải đưa cô giấy của bố hoặc mẹ em.
- Vâng, thưa cô.
Hôm sau, học sinh đưa cô giáo tờ giấy có những dòng chữ sau đây: "Thưa cô giáo, con tôi nghỉ học hôm qua vì nó bị ốm. Chào cô. Bố em".
Thương người
AD đi thi nữ sinh thanh lịch. Giám khảo hỏi: Em tự thấy mình có ưu điểm gì?
AD: Dạ, em thấy em có lòng thương người...
Giám khảo: Cụ thể ra sao, em nói nghe coi?
AD: Dạ, cứ bạn nam nào nói thương em, là em thương lại liền hà!
o O o
Ác mộng
Mơ thấy vợ và cá sấu hoa cà...
- Dạo này tôi cứ mơ thấy vợ mình ôm một con cá sấu khổng lồ chực vồ lấy tôi...
- Thật là ác mộng.
- ... Da thì sần sùi, hai mắt lồi ra, miệng toang toác, răng thì lởm chởm...
- Chắc là cá sấu hoa cà đấy!
- Không, tôi chưa tả về con cá sấu!
Cái ghế
Một giáo sư triết học lập di ra một bài thi cho sinh viên. Cả lớp đã sẵn sàng chuẩn bị, giáo sư nhấc ghế của mình lên, đặt nó lên bàn và viết lên bảng: "Sử dụng tất cả những gì chúng ta đã học, bạn hãy chứng minh cái ghế này không tồn tại".
Các sinh viên cắm đầu cắm cổ viết. Có những sinh viên viết hơn 30 trang trong một giờ để cố gắng chối bỏ sự tồn tại của cái ghế. Chỉ có một thành viên của lớp đã đứng lên và kết thúc bài thi trong chưa đầy một phút.
Mấy tuần sau, điểm được công bố. Đa số sinh viên thất vọng vì không ai đạt điểm A, ngoại trừ anh chàng ra khỏi phòng thi sớm.
Mọi người kéo đến hỏi anh đã viết gì trong bài thi. Anh này trả lời: "Tôi chỉ viết vỏn vẹn hai từ: Ghế nào?"
Rất hợp lý
Hai sinh viên gặp nhau:
- Thằng Khánh vừa nhập viện đấy. Tao với mày mua bánh mì đến thăm nó nhé!
- Cái gì?
- Thế đến thăm người ốm người ta thường mang theo những gì?
- Thì cam, đường, sữa...
- Đấy! Bánh mì mà chấm sữa thì tuyệt! Mà nó thì khối đứa mang sữa tới thăm rồi, mang bánh mì đến là đúng điệu nhất!
o O o
Chữ bác sĩ
Một bác sĩ kê toa cho bệnh nhân nọ. Chữ ông ta viết khó xem tới mức bệnh nhân này đã dùng toa thuốc đó để đi xe buýt miễn phí trong hai năm, đi xem hát một lần, xem đá bóng một lần. Thậm chí anh này còn đưa nó cho sếp xem, khiến sếp tưởng là thư tay của ai đó nên vội tăng lương cho anh ta. Đặc biệt, con gái bệnh nhân đã chơi piano từ toa thuốc này mà được học bổng vào nhạc viện.
Sưu tầm
Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=3498
0 nhận xét:
Post a Comment