New Post

Thursday, May 24, 2012

(Zing) - “Xin hãy khoan bật đèn hội trường vội, để khán giả kịp lau nước mắt...”, liên hoan phim sinh viên lớp BCK09, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học KHXH&NV TP.HCM, đã khiến nhiều người xem bật khóc với những bộ phim ấn tượng.

Cuộc thi cuối kỳ bộ môn Quay phim và dựng phim bằng một liên hoan phim, với chủ đề Tôi kể..., buổi công chiếu đã diễn ra trong sự háo hức của tất cả thành viên tham gia. Đầu tư nhiều thời gian và công sức, liên hoan phim đã thành công ngoài mong đợi.

Bật khóc vì phim hay...


Liên hoan phim lớp BCK09 đã công chiếu và trao giải cho 12 tác phẩm do chính các sinh viên lớp này thực hiện. Các bộ phim thuộc nhiều thể loại: tình cảm, hài hước và cả kinh dị đã tạo được ấn tượng sâu sắc cho người xem.


Mỗi tác phẩm mang đến cho người xem một cảm xúc và suy ngẫm riêng. Với sức sáng tạo đặc biệt của sinh viên báo chí, liên hoan phim đã gây được bất ngờ cho người xem trong từng cảnh quay.

Bộ phim “Cuộc gọi lúc nửa đêm” của nhóm sinh viên BCF được trao giải “Phim xuất sắc nhất” cùng với 3 giải thưởng khác cho quay phim, dựng phim và nữ diễn viên chính. Bộ phim này có kịch bản được phát triển từ truyện ngắn “The call at midnight” của Christie Craig, kể về cuộc sống của một cô gái sống chung với mẹ của mình sau khi cha bỏ đi.


Cô gái bị lôi kéo theo những cuộc chơi, vô tâm với người mẹ đã hết mực chăm lo mình. Khi người con gái bị hất ra ra khỏi cuộc chơi, một mình lạc lõng giữa dòng đời cũng chính là lúc cô nhận ra giá trị của tình mẫu tử.


Ấn tượng của bộ phim là chi tiết cô gái gọi nhầm số điện thoại của một người mẹ khác, nhưng trong lúc hoảng loạn của cô gái người mẹ ở đầu dây bên kia vẫn từ tốn hỏi han và kêu taxi chở cô về nhà. Nếu là mẹ thì tất cả họ đều bao dung, độ lượng, đều sẵn sàng che chở cho những đứa con dù không phải là con mình sinh ra.


 
    


Phim Cuộc gọi lúc nửa đêm

Mở đầu cho lời đánh giá về bộ phim, giảng viên Vũ Hải Sơn, giám khảo chính của cuộc thi này đã nói: "Xin hãy khoan bật đèn hội trường vội, để khán giả kịp lau nước mắt...".
Nhóm làm phim đã xây dựng được những chi tiết đấu tranh tâm lý hết sức hấp dẫn, lôi cuốn cả người xem vào câu chuyện cảm động và tìm thấy mình trong một phút giây nào đó.

Ngoài ra còn có những bộ phim để lại được ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Phim Bạn đến trễ mang đến thứ dư vị lạ, đó là câu chuyện nhẹ nhàng về tình yêu của một cậu bé bán báo. Cậu say mê giọng hát phát ra từ ngôi nhà của một cô gái. Cả hai chưa từng gặp gỡ mà chỉ trao đổi với nhau bằng những mẩu giấy luồn qua khe cửa sổ. Cũng từ đây cậu đã tìm kiếm được niềm vui, sự hứng khởi hàng ngày.


Người xem không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra cậu bé chỉ là một linh hồn và cô gái mà chàng thầm yêu cũng chỉ còn lại di ảnh. Bộ phim toát lên một tuyên ngôn về tình yêu, đó là sự tìm thấy của những giai điệu linh hồn chung. Âm nhạc trong phim khiến người xem cảm thấy rộn ràng theo nhịp đập vui tươi của những con tim yêu.


 
    

Phim Bạn đến trễ



Chết đôi là bộ phim kinh dị duy nhất trong liên hoan phim. ThoạiSài Gòn trong tôiDòng máu anh hùng,Điệp vụ bất khả thiChỉ là... đều là những bộ phim thể hiện được sức sáng tạo, lòng đam mê và sự hài hước, dí dỏm đặc trưng của sinh viên Việt Nam.
Lê Tuyết Mảnh, sinh viên lớp Báo chí K09 không giấu được cảm xúc: “Tất cả những vì mình muốn nói là: Tuyệt vời”.

Chuyên nghiệp!

Phụ trách môn học này là nhiếp ảnh gia Vũ Hải Sơn. Theo thầy Sơn, sinh viên trong lớp được chia thành các “đoàn làm phim” để sản xuất ra một “tác phẩm điện ảnh” dùng làm bài thi kết thúc học kỳ. Phim do các “nhà làm phim” nghiệp dư này được công chiếu và chấm điểm công khai tại lớp.
Phát triển hình thức thi này, tập thể lớp BCK09 đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc liên hoan phim. Tuy chỉ diễn ra trong phạm vi lớp học nhưng liên hoan phim đã tạo được ấn tượng đặc biệt trong lòng người tham dự.




Công tác chuẩn bị cho liên hoan phim đã mô phỏng cho gần giống một liên hoan phim Oscar thực thụ. Từ hình thức cho đến nội dung thực hiện chương trình đều được chuẩn bị một cách chu đáo. Một quy định đặc biệt đối với những thành viên trong lớp tham dự liên hoan phim là phải “chuyên nghiệp” nhất có thể.


“Tính chuyên nghiệp là điều khiến mình bất ngờ nhất trong liên hoan phim lần này. Sau đó là niềm đam mê – mình đã cảm nhận được chúng bằng tất cả những gì các bạn trong lớp đã thể hiện” - Bùi Phạm Anh Duy, lớp Báo chí K09 chia sẻ.




 
    


Thoại - bộ phim nhiều ý nghĩa nhân văn



Nhận xét về các phim dự thi, đạo diễn Đỗ Phú Hải nói, tôi nhận thấy được niềm đam mê của các em trong từng thước phim. Về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, diễn xuất thì các em chuyên nghiệp lắm!
Đánh giá về Liên hoan phim lần này, Thạc sỹ Lê Thị Thanh Nhàn – Phó trưởng Khoa Báo chí truyền thông, Đại học KHXH&NV TP.HCM nói: "Thoạt đầu Liên hoan phim đã thu hút tôi bằng một lá thư mời rất trang trọng, tiếp theo là níu tôi ở lại với các bộ phim từ đầu đến cuối. Và kết thúc chương trình, những thước phim thực sự chất lượng, lòng nhiệt huyết của sinh viên báo chí đã chinh phục tôi. Các bạn đã thực sự làm lay động cảm xúc của tôi".


Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=4055#ixzz1vnZ2tB3e

0 nhận xét:

Post a Comment